5 Bước cơ bản kiểm soát PRRS

1. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU MONG MUỐN

  • Trước tiên, người chăn nuôi và bác sỹ thú y cần phải đề ra các mục tiêu rõ ràng và có thể đạt được. Mục tiêu của từng trại có thể rất khác nhau, tuy nhiên về cơ bản thì nó sẽ thuộc một trong hai mục tiêu chính sau:

    Kiểm soát PRRS        hoặc        Loại trừ PRRS

     

    Việc đề ra mục tiêu rõ ràng cho chương trình là vô cùng quan trọng vì giúp:

    • Thiết kế các giải pháp hiệu quả, đảm bảo cho thành công của chương trình
    • Xác định rõ ràng các kỳ vọng dành cho chương trình nằm trong phạm vi tất cả các bộ phận của một trang trại hoặc một hệ thống trại
    • Giảm thiểu sự nhầm lẫn về việc chương trình sẽ đạt được điều gì và không đạt được điều gì

    Các mục tiêu và kỳ vọng thành công có thể rất khác nhau ở từng trang trại, từng hệ thống sản xuất và tình trạng PRRS trong đàn.

    Tôi muốn kiểm soát virus PRRS

    Tôi muốn loại trừ virus ra khỏi trại

    Tôi muốn giảm thiểu nguy cơ lây truyền bệnh từ nái sang heo con”

    “Tôi muốn giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh sang các khu vực lân cận”

2. XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG PRRS CỦA ĐÀN HIỆN TẠI

Tình trạng PRRS tại trại được xác định bằng cách đánh giá sự bài thải và tình trạng phơi nhiễm virus PRRS.

Sự bài thải virus PRRS được xác định bằng cách tìm ra sự hiện diện của virus trong máu hoặc dịch hầu họng, có khả năng lây truyền và gây nhiễm cho heo trong đàn. Một đàn heo có tình trạng bài thải dương tính được xem là không ổn định.

Sự hiện diện của kháng thể kháng PRRS trong máu cho thấy có sự tiếp xúc với virus PRRS trong thời gian gần đây, mặc dù không cần thiết phải đi kèm với việc bài thải virus ra môi trường. Quan trọng là chúng ta không thể phân biệt được kháng thể do nhiễm virus thực địa với kháng thể tạo ra từ chủng ngừa.

 

Phân loại đàn heo dựa trên tình trạng PRRS giúp xác định mục tiêu là kiểm soát và/hoặc loại trừ virus.

Ví dụ như nếu cả đàn nái và heo choai, heo thịt không ổn định và sự truyền lây virus PRRS xảy ra đồng thời giữa các heo nái và cả từ nái sang heo con, thì mục tiêu hàng đầu của chương trình kiểm soát PRRS có thể là ổn định đàn nái (cụ thể là ngăn ngừa sự bài thải trên đàn nái).

3. TÌM HIỂU CÁC HẠN CHẾ HIỆN CÓ

Khi thiết kế một chương trình chủng ngừa thì việc đánh giá năng lực và hạn chế của hệ thống sản xuất đóng vai trò rất quan trọng.

Những hạn chế thường gặp là:

  • Phương thức chu chuyển đàn của trại
  • Khu vực có mật độ chăn nuôi cao
  • Tình trạng ghép bầy heo con của nhiều nái khác nhau
  • Quy trình thích nghi hậu bị
  • Sự tồn tại của nhiều mầm bệnh khác trong trại
  • An toàn sinh học

Một trại / hệ thống trại cũng có thể có các vấn đề về nhân công. Ví dụ việc chủng ngừa tại trại nái thì tốt hơn so với tại các trại gia công nuôi heo choai, heo thịt.

Các chương trình kiểm soát PRRS được đề ra sau khi cân nhắc và tìm cách cải thiện các hạn chế, nhắm đến khả năng thành công cao nhất.

4. PHÁT TRIỂN CÁC GIẢI PHÁP

Người chăn nuôi và bác sỹ thú y nên cùng nhau phát triển các giải pháp kiểm soát dựa vào:
  • Mục tiêu trại muốn đạt được
  • Tình trạng PRRS hiện tại trong đàn
  • Các hạn chế

Các giải pháp có thể bao gồm

  • Quản lý chu chuyển đàn
  • Chủng ngừa
  • Các biện pháp an toàn sinh học
  • Chương trình kiểm soát theo khu vực (Area Regional Control – ARC)
5 Bước cơ bản kiểm soát PRRS
Chương Trình Chủng Ngừa Toàn Đàn Của BI

Vắc xin của BI mang đến giải pháp kiểm soát PRRS bền vững cho toàn đàn – từ heo nái đến heo con và cho đến khi xuất thịt.

Chương trình chủng ngừa PRRS tổng đàn
  • Heo con – Một liều vào khoảng thời gian cai sữa
  • Heo hậu bị – Chủng ngừa trước khi nhập vào đàn nái, 2-5 tuần trước khi phối lần đầu
  • Heo nái – Chủng ngừa toàn đàn, bao gồm cả nái mang thai và không mang thai, tái chủng ngừa 3 tháng/lần

5. THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ & ĐIỀU CHỈNH GIẢI PHÁP

Thực hiện

Việc thực hiện chương trình kiểm soát PRRS nên theo một quy trình giao tiếp tích cực liên quan đến tất cả các cá nhân chịu ảnh hưởng bởi kế hoạch hoặc liên quan đến tất cả những thay đổi có thể có.

Chìa khóa thành công là có một kế hoạch giao tiếp trong đó kết hợp:

  • Định hướng rõ ràng cho việc quản lý chương trình
  • Mốc thời gian cụ thể cho từng công việc
  • Các kỳ vọng cụ thể

Đánh giá điều chỉnh

Việc đánh giá điều chỉnh chương trình gồm 2 phần:

  • Kiểm tra xem các chương trình có đang được thực hiện như dự kiến không. Điều này sẽ liên quan đến quá trình kiểm tra cũng như giám sát các điều kiện bảo quản vắc xin, thời điểm tiêm, kỹ thuật tiêm, vv
  • Giám sát sự thành công của chương trình: dựa trên việc đánh giá các thông số sản xuất, các dấu hiệu lâm sàng, và các thông tin chẩn đoán (xem ví dụ về phương pháp lấy mẫu kiểm tra bên dưới)

Việc đánh giá hiệu quả cần phải chủ động, nhất quán và liên tục

Ví dụ về phương pháp lấy mẫu kiểm tra nhằm theo dõi thường xuyên tình trạng virus PRRS

Loại đàn

Tình trạng PRRS

(AASV)Tuổi heo / tần suất lấy mẫuLoại mẫuSố lượng mẫuTest chẩn đoán

Đàn giống (trại từ đẻ đến cai sữa) Âm tính (IV) Heo trưởng thành/ 3 tháng 1 lần Huyết thanh 10 – 30 ELISA
Dương tính không ổn định (I) hoặc Dương tính ổn định (II) Heo con tuổi cai sữa/ mỗi tháng 1 lần Huyết thanh 30 – 60 PCR và giải mã trình tự gen
Đàn giống (trại từ đẻ đến thịt) Âm tính (IV) Heo trưởng thành/ 3 tháng 1 lần Huyết thanh 10 – 30 ELISA
Dương tính không ổn định (I) hoặc Dương tính ổn định (II) Heo 6-10 tuần và 16-20 tuần tuổi / mỗi tháng 1 lần Dịch hầu họng 1–4 dây thừng / 1000 heo PCR và giải mã trình tự gen
Cai sữa hoặc thịt Âm tính Heo sau cai sữa 4 tuần và 4 tuần sau khi chuyển qua chuồng thịt đối với trại cùng vào cùng ra hoặc 3 tháng/lần đối với trại chu chuyển liên tục Huyết thanh 10 – 30 ELISA
Dịch hầu họng 1–4 dây thừng / 1000 heo PCR và giải mã trình tự gen
Dương tính Heo sau cai sữa 4 tuần và 4 tuần sau khi chuyển qua chuồng thịt đối với trại cùng vào cùng ra hoặc 3 tháng/lần đối với trại chu chuyển liên tục Huyết thanh 10 – 30 ELISA
Dịch hầu họng 1–4 dây thừng / 1000 heo PCR và giải mã trình tự gen

Adapted from Cano (2013).

Tham khảo từ các chuyên gia Boehringer Ingelheim VN (https://qa.prrs.com/)

Chia sẻ:

Facebook