Khó khăn của người chăn nuôi trong bối cảnh thức ăn tăng cao

Áp lực với bà con chăn nuôi hiện tại là vấn đề chi phí. Trong 1 năm trở lại đây, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, khiến nh người chăn nuôi thua lỗ nặng nề, vậy người nông dân nhiều nơi đã loay hoay duy trì đàn vật nuôi ntn?

Trong năm qua, giá TĂCN điều chỉnh tăng 11 lần, tổng mức tăng hơn 20%, điều này gây nhiều khó khăn & áp lực đối với bà con chăn nuôi, dự báo giá sẽ còn tiếp tục tăng hơn nữa, trong khi đó giá lợn hơi đã giảm 30-40% so với lúc đỉnh điểm tháng 7 /2021. Với giá lợn hơi hiện tại, nhiều nhà chăn nuôi nhỏ lẻ đã phải chịu cảnh lỗ, thậm chí nh nơi đã phải bỏ chuồng.

Khó khăn của người chăn nuôi trong bối cảnh thức ăn tăng cao

                                                                                                Hình ảnh: VTV1 – Chào buổi sáng

 “Mỗi tháng đàn gà nhà anh Hội ăn hết 600 bao cám, chỉ trong vòng 2 tháng giá cám đã tăng lên 2 lần, mỗi lần tăng 7,000 đ/ bao. Chỉ tháng trước tháng sau, chỉ với 2,000 con gà, anh đã tăng chi phí chăn nuôi lên đến 40 triệu đồng. Điều này khiến anh không khỏi ân hận, bởi đã trót vào thêm đàn, bởi khi xuất bán, giá gà vẫn ở mức như hiện nay, thì coi như 4 tháng anh bỏ công nuôi không có lãi, nếu giá thấp hơn anh sẽ chịu lỗ”

Hiện giá ngô nhập khẩu đang ở mức 9,700 – 9,800 đ/ kg. Giá đậu nành là 17-18,000 đ/ kg, đều tăng hơn 100% so với đầu năm 2020. Đây là 2 nguyên liệu chính dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi, và Việt Nam đều phải nhập khẩu khiến cho giá thức ăn trong nước tăng theo.

“Đọc thông báo chuẩn bị tăng giá cám cho lần thứ 3 trong năm, chị Hào không khỏi lo lắng cho cửa hàng kinh doanh của mình, giá cám tăng, nông dân bỏ chuồng nhiều, khiến cửa hàng của chị đìu hiu, không lấy hàng về thì coi như bỏ nghề, mà lấy hàng về thì không biết bán cho ai”

Sau khi trải qua thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi trước đây, số hộ chăn nuôi lợn đã giảm từ 4 triệu hộ xuống còn 2 triệu hộ, hiện nay giá lợn hơi bấp bênh cộng với giá thức ăn tăng cao, làm cho người chăn nuôi thêm khó. Nhiều hộ bỏ trống chuồng, chờ giá cả ổn định khiến nguy cơ thiếu thịt đang hiện hữu khi xã hội quay trở lại bình thường sau đại dịch Covid 19.

Theo Cục Chăn Nuôi, từ đầu năm đến nay, giá dầu đỗ tương đã tăng 22%, đậu tương tăng 21%, khô đậu tương tăng 16%, ngô tăng 9%, đó là những nguyên liệu chủ lực để sản xuất thức ăn chăn nuôi với lượng nhập khẩu hàng triệu tăng mỗi năm. Trong khi đó, Việt Nam lại là nước có lợi thế xuất khẩu nông nghiệp, điều này đang đòi hỏi có những thay đổi trong chiến lược chăn nuôi để có thể chủ động nguồn nguyên liệu, giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.

Trước những thách thứ về giá bán giảm, giá thức ăn chăn nuôi tăng thì người chăn nuôi có những giải pháp gì để chủ động vượt qua khó khăn? Hay ngành chăn nuôi có những biện pháp gì để hỗ trợ bà con trong tình huống này?

Từ cuối tuần tháng 2 đến nay, giá thịt lợn hơi trong nước có xu hướng giảm, trung bình 6,000-8,000đ/ kg so với thời điểm trước và trong tết. Hiện tại mỗi kg lợn hơi có giá 51,000 – 54,000 đ/kg. Vì thế, để có giải pháp trong bối cảnh này, nhiều hộ chăn nuôi và hợp tác xã đã xoay sở tìm cách giảm chi phí đầu vào bằng các nguyên liệu thay thế cho thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

“Tự phối trộn thức ăn là cách mà anh Quý chọn từ lúc chăn nuôi lợn; ngô, đỗ tương, cám gạo, men vi sinh là các nguyên liệu chính để phối trộn thức ăn đều được mua từ địa phương. Nếu cho ăn TACN, hơn 350 con lợn, mỗi ngày sẽ ăn hết 10 bao cám, nhưng nếu làm theo cách này thì anh Quý vừa tiết kiệm chi phí thức ăn, vừa nâng cao chất lượng thịt, lại vừa tăng giá bán.

Tôi đã tiết kiệm được 20,000 đ/ bao cám so với mua cám công nghiệp. Chất lượng thịt ra cũng đẹp hơn, đặc biệt là không có chất tăng trọng cũng như thuốc kháng sinh. Với giá bây giờ, cơ sở đang lời được 500,000/ tạ lợn”

Thức ăn là thành phần quan trọng, chiếm tới 65-70% giá thành sản xuất vật nuôi. Tuy nhiên hiện nay, nước ta đang phải lệ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, vì thể chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi từ nguồn phụ phẩm là điều cần thiết trong giai đoạn này.

Trong điều kiện có thể tận dụng nguồn phụ phẩm và nguồn sản phẩm của ngành khác, ví dụ ngành trồng trọt. Hiện tại, toàn bộ phụ phẩm ngành nông-lâm nghiệp có khoảng 68 triệu tấn có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, trong đó có khoảng 43 triệu tấn rơm, hiện tại đang sử dụng được 50% được tận dụng đối với ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ – theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó chủ tịch hiệp hội trang trại & Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh những giải pháp ngắn hạn, Bộ Nông Nghiệp cũng đưa ra 5 đề án để pháp triển chăn nuôi bền vững, trong đó có phát triển công nghiệp chế biến TACN, xây dựng những nguồn nguyên liệu chủ động, tận dụng tối đa những nguyên liệu sẵn có và từ phế phụ phẩm nông nghiệp, chuyển 1 số diện tích sử dụng đất trồng trọt không hiệu quả để trồng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.

Nguồn tin: Phương thủy, Gia Hiếu (VTV1 – Chào buổi sáng)

Chia sẻ:

Facebook