Tổng quan lịch sử bệnh
Viêm hồi tràng (viêm ruột tăng sinh) là bệnh có liên quan đến những thay đổi bệnh lý trong ruột non, do vi khuẩn Lawsonia intracellularis gây ra. Bệnh phân bố trên toàn thế giới, mầm bệnh tồn tại ở hầu hết các trại và sống bên trong tế bào lót của ruột non và ruột già.
Hiện nay, bệnh viêm ruột tăng sinh được biết đến là có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, bao gồm thay đổi tăng trọng, giảm hiệu suất thức ăn, và suy giảm chức năng của đường ruột.
Các nghiên cứu cho thấy, các ca nhiễm nhẹ có thể gây thất thoát 2-3 $/ heo và các ca nặng có thể lên đến 15$.
Bệnh xảy ra ở 4 thể bệnh:
- Thể u (tăng sinh) tuyến ruột (PIA): tăng sinh bất thường ở lớp lót tế bào ruột.
- Viêm ruột hoại tử (NE): các tế bào ruột non tăng sinh chết đi và bong ra (hoại tử) cùng với toàn bộ thành ruột non dày lên.
- Viêm hồi tràng cục bộ (RI) hoặc nhiễm trùng phần cuối ruột non: mỗi vùng viêm có 1 biểu hiện khác nhau, có chỗ viêm tăng sinh, có chỗ viêm hoại tử.
- Viêm ruột tăng sinh xuất huyết (PHE/PE): có máu nhiều trong ruột non, do đó còn có tên phổ biến là bệnh ruột máu.
Cơ chế lây truyền chính xác không được biết rõ nhưng mầm bệnh được tìm thấy ở các loài vật khác nhau như: thỏ, chim và loài gặm nhắm. Phân có mang mầm bệnh là đường lan truyền mầm bệnh chính giữa các trại. Việc quản lý vệ sinh kém, chuồng trại dơ bẩn dẫn đến lây truyền cũng như vấy nhiễm mầm bệnh trên bề mặt nền, gây ra vấn đề dai dẳng trong trang trại. Heo đực và heo trưởng thành là vật mang trùng làm lây nhiễm giữa các heo, đàn giống cũng có thể là nguồn nhiễm bệnh.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng mầm bệnh có thể sống sót bên ngoài môi trường 2-3 tuần. Các heo nhiễm bệnh bài thải mầm bệnh trong vòng 6-8 tuần và có thể tìm thấy ở hạch amidan.
PIA và NE có xu hướng xảy ra trên heo choai, nhưng thể PHE thường xảy ra đột ngột và nặng với tỷ lệ chết cao trên heo 60-90kg và heo hậu bị. Heo hậu bị có thể mang mầm bệnh khi nhập vào trại và là yếu tố phát bệnh nguy cơ ko ngờ tới hoặc chúng sẽ nhiễm bệnh đầu tiên trong trại. Tuy nhiên, PE thường phổ biến hơn trong các đàn heo khỏe mạnh nhưng nguyên nhân tại sao thì chưa được biết đến.
Cơ chế sinh bệnh
Vi khuẩn theo phân hoặc từ cơ thể heo bệnh xâm nhập vào cơ thể heo khỏe mạnh thông qua mũi, miệng. Từ đó vi khuẩn di chuyển xuống ruột và thường dừng lại ở đoạn cuối ruột non (hồi tràng) hoặc đoạn đầu của ruột già (manh tràng).
Tại đây, vi khuẩn bám chặt vào bề mặt của các tế bào màng ruột non, sau đó xuyên qua thành tế bào chui vào trong và nhân lên trong các tế bào thành ruột đó. Khi các tế bào thành ruột nhân lên thì trong mỗi tế bào có chứa một lượng vi khuẩn khiến cho tế bào đó không thể phát triển thêm nữa và gây ra bệnh tích đặc trưng của bệnh là các tế bào biểu mô thành ruột tăng sinh.
Đồng thời khi vi khuẩn nhân lên nó cũng gây ra các triệu chứng khác như phá hỏng và gây thoái hóa, hoại tử tế bào niêm mạc ruột; gây viêm ruột; ruột chảy máu, phá hỏng lớp lông nhung ruột; tiêu hóa hấp thu kém, tiêu chảy phân lẫn máu, …
Triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng lâm sàng tùy thuộc vào sự thay đổi tự nhiên bên trong ruột non và nhiều trường hợp bệnh nhẹ không phát hiện triệu chứng bệnh.
Thể PIA, heo ăn uống tốt bình thường nhưng có triệu chứng tiêu chảy mạn tính, gây hao mòn thể trạng heo, 1 số trường hợp có biểu hiện chướng bụng.
Viêm ruột hoại tử cũng có biểu hiện tương tự nhưng tình trạng bệnh cấp tính biểu hiện rõ ràng nhất là có máu trong ruột.
PHE thì heo có thể chết đột ngột hoặc biểu hiện xanh xao do thiếu máu và đi phân có máu đen.
Nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn thường xảy ra ở thể bệnh nặng. PHE xảy ra thường xuyên trên nhóm heo hậu bị, cụ thể trong vòng 4-6 tuần sau khi về trại, ở giai đoạn phối giống cho đến giữa giai đoạn mang thai.
Heo nhiễm PE mạn tính hồi phục sau 4-6 tuần, tuy nhiên có thể có ảnh hưởng đến hiệu suất thức ăn (-0.3) và tăng trọng hàng ngày (-80g/ ngày). Kết quả làm cho đàn trở nên không đồng đều.
Chẩn đoán
Dựa trên triệu chứng lâm sàng, mổ khám, mô bệnh học của vách ruột và tìm vi sinh vật trong phân thông quan kiểm tra ELISA. Kiểm tra huyết thanh học (gọi là Ielitest) cũng có thể phát hiện viêm hồi tràng, bằng cách lấy mẫu máu của 11 heo, 80-100kg. Kết quả có thể chứng minh mức độ tiếp xúc của đàn. Chúng cũng chỉ ra điều kiện vệ sinh của chuồng trại. Gần đây, nuôi cấy mô cũng được biết đến để chẩn đoán bệnh.
Phòng bệnh
- Tránh mật độ quá đông.
- Sử dụng thuốc trên nhóm hậu bị mới nhập vào trại, tylosin hoặc các kháng sinh khác nếu có vấn đề nên sử dụng vào giai đoạn 1 tuần trước khi có triệu chứng, duy trì trong 4 tuần như khi điều trị.
- Giảm stress về môt trường
- Giảm ghép nhiều heo lại cùng nhau.
- Đảm bảo cung cấp nhiều nước cho heo.
- Rửa sạch và sát trùng giữa các ô chuồng. Các mầm bệnh bài thải qua phân và trú ẩn trong chuồng, khi tỷ lệ tiếp xúc tăng lên sẽ làm phát triển thành dịch bệnh.
- Chăn nuôi cùng vào – cùng ra.
- Khi có vấn đề xảy ra trên heo choai, nên rửa sạch và sát trùng kỹ giữa các ô chuồng đồng thời sử dụng thuốc điều trị cho heo.
- Giữ chuồng khô
- Kiểm soát tốt việc lây nhiễm giữa các ô chuồng là mấu chốt quan trọng của dịch tễ bệnh
- Lọc heo yếu ra các ô chuồng riêng để điều trị, có thể dùng Tiamulin tiêm hoặc tylosin, tetracycline pha nước uống trong 5 ngày.
- Virginiamycin là chất kích thích tăng trường thường sử dụng để phòng bệnh.
- Trong trường hợp liên tục nổ ra bệnh nặng, cần sử dụng thuốc trộn vào cám cho toàn đàn, có thể sử dụng 30-50g/ tấn Tiamulin (tương đương 300-500g/ tấn Tiamax 10), hoặc CTC/ OTC 200-400g/ tấn thức ăn. Nếu sử dụng tylosin, dùng trong 3 tuần với liều 100g/ tấn, sau đó dùng liên tục với liều 40g/ tấn.
- Lawsonia intracellularis nhạy cảm với thuốc sát trùng nhóm QAC nhưng không đặc hiệu với phenolic. Rửa sạch chuồng, sử dụng chất tẩy rửa là phương pháp phù hợp nhất.
Điều trị
- Các kháng sinh sau cho thấy hiệu quả đối với mầm bệnh:
- Tylosin, enrofloxacin và chlortetracycline.
- Virginiamycin – chất kích thích tăng trưởng sử dụng để phòng bệnh.
- Tiamulin và tilmicosin cũng có thấy hiệu quả đối với mầm bệnh.
- Khi nhập hậu bị vào trại, sử dụng chu trình thuốc phòng bệnh như sau: 30-50g/ tấn Tiamulin (tương đương 300-500g/ tấn Tiamax 10) trong 10 ngày đầu, hoặc 300-500g/ tấn tetracycline hoặc 100g / tấn tylosin trong 4-6 tuần đầu mẫn cảm, có hiệu quả kiểm soát bệnh.
- Điều trị cá thể trên các heo nhiễm bệnh bằng Tiamulin, tylosin hoặc oxytetracyclin và bổ sung vitamin K hoặc 300-800mg hỗn hợp sắt
- Trường hợp cấp tính, sử dụng thuốc cấp qua đường uống cho heo trong vòng 2-3 ngày với OTC/CTC hoặc tylosin hoặc tiêm Tiamulin (Tionaolin-200). Sau đó, trộn thêm vào thức ăn với liều 100-200g/ tấn Tiamulin (tương đương 1-2kg/ tấn Tiamax 10) trong 5-7 ngày, hoặc 400g / tấn OTC/CTC hoăc tylosin 100g/tấn trong 2 – 3 tuần.
Chiến lược sử dụng thuốc. Được áp dụng ở các thời điểm nhất định của trại trên heo 6-8 tuần tuổi để phòng bệnh. Kháng sinh nội bào được sử dụng nhiều nhất vì Lawsonia intracellularis sống bên trong tế bào.
Tham khảo thông tin sản phẩm Tiamax 10
Tham khảo thông tin sản phẩm Tiamax 80
Nguồn tham khảo:
https://www.thepigsite.com/disease-guide/porcine-enteropathy-ileitis-lawsonia-intracellularis